Tài liệu hướng dẫn học nghề sửa chữa xe đạp điện

Ngày nay xe đạp điện đã trở thành phổ thông, tuy nhiên các cửa hàng sửa xe không nhiều. Mình sẽ viết một chuỗi bài viết về  Hướng dẫn học nghề sửa chữa xe đạp điện  cho các bạn cũng như các bác sửa xe máy có thể tự học về mà sửa cho khách khi cần. Trong chuỗi những bài viết này mình chủ yếu hướng dẫn về phần điện trong xe, các phần cơ cũng sẽ có nhưng rất ít.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN

Sự thống trị của xe điện trong tương lai

Như các bác đã biết, xe điện đang ngày một trở nên phổ thông hơn. Nó được du nhập từ trung quốc nhưng qua 5 năm đã xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp dân cơ. Tính đến đầu 2019 đã có hơn 10 triệu chiếc xe được bán ra. Với sản lượng xe điện bán ra vậy, thì đương nhiên sẽ kéo theo nhu cầu về sửa chữa xe đạp điện rồi. Tuy nhiên hiện nay có quá ít thợ cũng như cửa hàng sửa xe đạp điện trong cả nước.

Lý do tại sao nên học sửa chữa xe đạp điện, xe máy điện

Nếu các bác là thợ sửa xe máy, hãy nên học thêm để có thể biến nó từ một nghề tay trái sang tay phải vì:

  • Nhìn sang Trung quốc các bác sẽ thấy xe máy đã trở nên lỗi thời, và không còn được dân cư sử dụng nữa. Và đó cũng là tương lai của Việt Nam trong những năm tới.
  • Hơn nữa theo dự thảo 2020 một số tuyến phố tại Hà Nội cũng như HCM sẽ bị cấm xe máy. Và dần dần cũng sẽ như các nước phát triển. Lưu lượng xe máy giảm dần.
  • Thêm 1 vấn đề nữa cho những ai tham vọng. Xe ô tô điện cũng có nguyên lý hoạt động tương tự xe điện hiện nay. Nếu biết thêm về xe điện có thể sẽ là nền tảng rất tốt cho những ai muốn nâng cao tay nghề ở một ngành hot hơn.

tài liệu sửa chữa xe đạp điện

KỸ THUẬT SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐIỆN

 PHẦN ĐIỆN TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 

Dưới đây là bộ tài liệu em viết về lý thuyết của xe điện, cũng như các ban bệnh thường gặp. Còn phần cơ của xe điện. Mạn phép em không cần hướng dẫn. Nếu các bác khó khăn trong phụ tùng xe điện cứ inbox zalo 0915257363 em sẽ tư vấn. Lưu ý em không bán phụ tùng nhé. Nhưng chỗ lấy thì em biết nhiều.

Mục lục: I- TỔNG QUAN VỀ XE ĐIỆN II- ĐỒ NGHỀ SỬA XE ĐIỆN III- NGUỒN VÀ SẠC IV- GA VÀ PHANH V- IC & MÔ TƠ VI- ĐÈN, CÒI, XI NHAN VII- TÍNH NĂNG PHỤ VIII- TỔNG KẾT

TỔNG QUAN XE ĐIỆN

Trước tiên, bạn nên hiểu nguyên lý hoạt động của xe điện. xe điện hoạt động trên nguyên lý dùng sức đẩy của nam châm khi cùng chiều. điện sẽ biến đổi cuộn sắt thành nam châm điện. khi đó, do cùng chiều với nam châm vĩnh cửu được gắn trên vành xe sẽ tạo ra lực đẩy. vì phần trục động cơ đã được cố định với xe nên phần vành động cơ sẽ phải chuyển động và xe sẽ chạy.

động cơ xe đạp điện
động cơ xe đạp điện

Xe điện thường chúng ta chia làm 6 phần cơ bản trên xe

  1. ắc quy
  2. IC
  3. Khóa
  4. Tay ga
  5. Động cơ
  6. Phần cơ ( Khung sườn, bi, trục …..)

Mình sẽ trình bày thêm sơ đồ cho các bạn dễ hiểu

sơ đồ điện của xe đạp điện
sơ đồ điện của xe đạp điện
ký hiệu bản đồ kỹ thuật xe điện
ký hiệu bản đồ kỹ thuật xe điện

Nắm vững nguyên lý này bạn có thể tự tin học các phần tiếp theo. Một chú ý về xe điện mát không được nối ra khung như xe máy nên các bạn cần chú ý điểm này.

DỤNG CỤ SỬA CHỮA:

1 Đồng hồ đo điện đa năng. 2 Đồng hồ kẹp dòng 3 Đồng hồ đo mắt thần Đồng hồ đo điện Rất cần các bác nhé. Nếu không có.. khác méo g? đi cày k trâu nhỉ ??

đồng hồ đo điện
đồng hồ đo điện

ĐO GIÁ TRỊ DÒNG ĐIỆN

Đo điện trên xe
cách dùng đồng hồ đo điện
cách dùng đồng hồ đo điện

Chỉnh kim về điện 1 chiều 200v hoặc 1000v. giá trị đo là như nhau. Khác nhau cách hiển thị giá trị. Nguyên tắc đo : cắm kim âm vào 1 dây âm màu đen bất kỳ, kim đỏ bạn chạm vào phần lõi dây dương màu đỏ để kiểm tra. Nếu hiện giá trị điện là ok, nếu không bạn tiếp tục xác định các trường hợp sau

  • 2 kim của đồng hồ đã ok chưa. Bạn kiểm tra bằng cách vặn kim xoay về biểu tượng thông mạch

đo thông mạch

  • sau đó chạm 2 đầu kim vào nhau. Nếu ok sẽ có tiếng kêu to bíp và sáng đèn đỏ

đo đã thông mạch

  • Nếu không có hiện tượng này, kiểm tra lại đồng hồ của mình
  • Nếu đồng hồ bạn ok, hãy kiểm tra lại vị trí cắm. đảm bảo bạn cắm đúng dây mát và tiếp xúc với phần kim loại của dây và phần kim đỏ tiếp xúc với phần kim loại dây bạn cần đo. Như vậy bạn sẽ xác định được giá trị dòng điện của dây đang truyền tải.
  • Vậy khi bạn cắm ngược kim thì sẽ như thế nào. Giá trị dòng điện không đổi nhưng bạn có thể thấy 1 đấu – trước giá trị. Như vậy bạn có thể biết dây nào là dây âm, dây dương.
  • Khi bạn đo thành thạo hãy chuyển sang chức năng Thông mạch
THÔNG MẠCH:
  • Với chức năng thông mạch bạn dung để xác định các dây có được nối với nhau ok hay không hay dây có bị đứt ngầm.

Bạn hãy chỉnh kim về biểu tượng thông mạch, sau đó cắm 1 đầu kim vào dây bạn cần đo. Đầu kim kia bạn hãy cắm vào dây bạn muốn đo. Nếu ok bạn sẽ nghe tiếp bíp to liên hồi. Một số dây như dây mát trên xe sẽ được đấu nối thành nhiều nhánh ra các thiết bị khác trên xe như đèn còi xi nhan.

  • Một chức năng khá hay của chế độ này bạn có thể kiểm tra mắt đèn led.

Chuyển về chế độ thông mạch và ấn nút SELECH HOLD 1 lần, sau đó dung kim âm và dương chạm vào 1 chân 1 bóng led. Nếu đúng chiều âm dương và bóng còn sống thì sẽ sáng lên Vậy thử trường hợp xe bật khóa không lên điện Hãy đo ngay cổng sạc xem có điện. chú ý 1 số xe có atomat bạn xe đã bật lên chưa. Nếu có điện ở chân sạc à kiểm tra điện từ bình lên ổ khóa, giắc cắm ổ khóa, đường mát. Nếu không có điện kiểm tra lại bình ắc quy

lỏng dây ắc quy
lỏng dây ắc quy
Đôi khi chỉ thế này là không có điện rồi ^^ Sửa xe điện nó dễ thế đấy các bác ạ !!!

NGUỒN VÀ SẠC

Đa phần các xe điện giờ chạy bằng ắc quy, đơn giản, nhanh, gọn, rẻ. Nếu thay pin mất khoảng 2 -5h thì ắc quy chỉ 15’. Vậy đấu ắc quy sao cho chuẩn: bạn hãy đấu theo sơ đồ như hình là ok. Áp dụng cho mọi loại ắc quy xe điện

cách đấu ăc quy xe đạp điện
Cách đấu nối tiếp ắc quy xe đạp điện

Với sạc, bạn dùng đúng chủng loại:

  • 4 bình nhỏ sạc 48/12
  • 4 bình to sạc 48/20
  • 5 bình to sạc 60/20

Bạn không nên dùng sạc lung tung sẽ gây ra hỏng bình vì mỗi loại sẽ có dòng điện khác nhau. Riêng đối với pin, bạn không nên tự ý sửa chữa vì nguy cơ cháy nổ rất cao. Sạc pin dòng 0.2a nên bạn cũng không cắm sạc ắc quy cho pin đc. Sẽ gây cháy nổ.

TAY GA VÀ PHANH (cấu tạo tay ga xe đạp điện)

PHANH

Trên xe điện ta có 2 loại phanh. Phanh cơ và phanh điện. 2 loại này hoạt động cùng lúc với nhau khi bạn bóp phanh. Khi phanh điện được đóng, nó sẽ ngắt điện ở IC khiến bạn ga không được.

công tắc ngắt phanh
Công tắc ngắt phanh

Xe lúc chạy lúc không, đôi lúc phải đẩy tay phanh mới ga được. + Nếu gặp trường hợp này bạn hãy kiểm tra phanh điện. nhanh nhất bạn ngó đèn hậu có sáng không. Nếu có hãy ngắt công tắc phanh, xe sẽ chạy bình thường. + Chuẩn hơn nữa, bạn hãy đọc qua bài IC, hãy ngắt công tắc phanh ở IC cho chuyên nghiệp nhé. Vì sao thì bạn đọc sẽ rõ.

tay ga xe điện
Tay ga xe điện

Một số tay ga có thêm báo đèn có thêm dây nối với điện sau khóa, thêm khóa sẽ có thêm dây nối với điện trước khóa và dây dẫn về. Mát sẽ câu chung với mát tay ga

tay ga xe đạp điện
Tay ga xe đạp điện

Ta hãy thử 1 trường hợp xe có điện và ga không chạy.

  • Nếu xe đang chạy mắc mưa rồi khỏi chạy, bạn dùng súng hơi xì thật khô phần tay ga là ok.
  • Bạn hãy tìm phần giắc cắm tay ga. Chỉnh đồng hồ về đo điện 1 chiều 200v và nhớ bật khóa điện lên nhé. Cắm kim đen vào dây mát.
  • Đo dây đỏ. Nếu không có điện. Kiểm tra điện sau khóa về IC
    • Nếu đồng hồ hiển thị 4,8v à nguồn vào tay ga ok
  • Đo dây xanh sẽ nếu không lên giá trị à kiểm tra mát vào tay ga. Nếu mát ok à tay ga hỏng
  • Nếu giá trị >= 2 tay ga hỏng à thay tay ga
  • Nếu giá trị = 0.9 -1 ok. Bạn văn tay ga hết cỡ giá trị ~ 3.9v à tay ga ok

Đến đây bạn đã biết đo 1 tay ga sống hay chết như thế nào. Nếu tay ga ok mà xe chưa chạy, hãy đọc tiếp phần sau

IC VÀ ĐỘNG CƠ

    Cách đấu bộ điều tốc xe đạp điện

( Phần IC để tránh chập, cháy, nổ bạn phải ngắt điện trước khi đấu nối) Ic là bộ phận quan trọng trên xe, tùy từng hang có các loại IC khác nhau nhưng tựu chung làm nhiệm vụ điều tiết cho xe chạy IC liên quan trực tiếp đến 4 bộ phận bao gồm: Ắc quy, khóa, tay ga, động cơ

Điều tốc xe điện
Điều tốc xe điện

Nếu mới gặp bạn nhìn ic rất hoa mắt vì nhiều dây, nhưng nó đơn giản thôi. Các dây có màu sắc, kích thước và vị trí cố định cả. Chúng thường đi theo cụm

IC xe điện
Cụm đây nguồn ở IC xe điện

Cụm dây nguồn bao gồm 3 dây. Dây dương, dây âm từ bình ắc quy, dây sau khóa nối từ ổ khóa xuống ( dây đỏ nhỏ )

Dây động cơ trong IC
Dây động cơ trong IC

Dây động cơ 3 màu đặc trưng, dây to

công tắc điện trong IC
Công tắc điện trong IC

Cụm dây tay ga 3 màu xanh đỏ đen tương ứng. Dây màu tím là công tắc phanh

dây mắt động cơ trong IC
Dây mắt động cơ trong IC

Dây mắt động cơ gồm 5 dây. 2 dây nguồn âm, dương cấp cho mắt, 3 dây màu xanh lá, vàng, xanh biển trả tín hiệu mắt về IC

Cụm dây trống chộm trong IC
Cụm dây trống trộm trong IC

Cụm dây cho báo động hay còn gọi là dây chống trộm, đặc trưng rắc nhựa màu đỏ, nguồn và dây tín hiệu về chạy rắc riêng.

Dây đảo chiều
Dây đảo chiều

Dây đảo chiều. cặp này sinh ra là để cắm vào nhau. Khi động cơ quay đúng chiều bạn rút chúng ra nhé

dây công tơ mét trong IC
Dây công tơ mét trong IC

Dây công tơ mét. 1 mình lẻ loi. Giắc tròn đặc trưng. Nếu bạn đấu dây này không lên công tơ mét hãy đấu vào 1 trong 3 dây pha. Giờ ta hãy phân tích từng dây theo bệnh nhé

cụm dây nguồn
Cụm dây nguồn

Nếu 2 dây to không được kết nối IC sẽ không hoạt động. hãy chắc chắndây được kết nối và các điểm tiếp xúc chắc chắn. Dây đỏ sau khóa: dây có điện sau khi bật khóa. Nếu dây này không có điện, dây dương 5v lên tay ga cũng sẽ không có điện. Với trường hợp xe có điện ga không chạy. Hãy kiểm tra dây sau khóa ở IC. Nếu có điện hãy đo dây 5v tay ga từ IC

Dây tay ga trong IC
Dây tay ga trong IC

Nếu không có điện bạn hãy thay 1 chiếc IC mới. Trường hợp dây 5v có điện và dây xanh tay ga trả về giá trị xe không chạy, bạn đo tiếp 3 dây pha.

ba dây pha
Ba dây pha

Nếu 1 trong 3 dây không có điện, hoặc giá trị trả về > 25,5v bạn cũng thay 1 IC mới. Trường hợp 3 dây có điện đồng đều. bạn hãy kiểm tra dây động cơ từ IC đến động cơ phía sau. 1 dấu hiệu dễ nhận biết nhất ic hỏng, dựng xe chân chống giữa và quay bánh sau. Nếu nặng tay hoặc sật sật. IC đó đã chết. Dây công tắc phanh: Hiện tượng gây ra khá nhiều. gây chập đèn còi xi nhan, phanh cơ mòn đóng không hết hành trình gây ra công tắc phanh không được mở, xe không hoạt động. Nhiều khi nước vào cũng gây chập và xe không hoạt động Bạn nên ngắt trực tiếp giắc tại IC, đảm bảo 2 công tắt phanh đều được ngắt và đèn hậu hoạt động bình thường không bị ảnh hưởng. Dây mắt động cơ Với IC zin theo xe thường các bạn phải cắm dây mắt động cơ xe mới hoạt động. cụm này bạn rất dễ nhận biết. Chúng là cụm 5 dây và chạy cùng dây động cơ

5 dây mắt động cơ
5 dây mắt động cơ

Với IC đa năng, các bạn có thể cắm hoặc không cắm tùy thích ! Ngoài ra còn 1 số cụm khác trên IC đa năng sẽ có như cụm dây số lùi      ( dùng cho xe 3 bánh điện ) …. Các bạn có thể tìm hiểu thêm

Cấu tạo Động Cơ xe đạp điện

Động cơ xe điện là nguyên bộ bánh sau bao gồm lốp, vành, nắp động cơ, nam châm, cuộn trục động cơ. Hầu hết các xe bây giờ đều chạy động cơ 3 pha. Có 1 số dòng xe cũ chạy động cơ chổi than nhưng giờ khá hiếm gặp. Mình đi sâu vào động cơ 3 pha

Cấu tạo động cơ xe điện 3 pha
Cấu tạo động cơ xe điện 3 pha

Bệnh thường gặp ở động cơ: Sác cốt: Như hình trên bạn thấy là 1 động cơ bị sác cốt. Do hoạt động lâu hoặc đi ngập nước nhiều. Bạn quay bánh nặng tay không sật sật, thả hết phanh cơ vẫn bị là hiện tượng sác cốt Bạn xử lý bằng cách tháo rời động cơ ra khỏi xe. Tiến hành tháo ốc nắp động cơ ( chú ý tháo bên trục không có dây điện ). Kê gỗ, cầm chắc động cơ thục xuống. Do bị két và lực hút nam châm nên sẽ hơi khó mở. bạn làm vài lần sẽ quen. Tiến hành vệ sinh bằng máy đánh rỉ cầm tay phần lõi sắt và nam châm. Lắp lại như cũ.

Động cơ bị sát cốt
Động cơ bị sát cốt

Chú ý khi vệ sinh tuyệt đối bạn không được đánh vào phần dây đồng sẽ bong lớp cách điện, các dây đồng này không được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kiểm tra nhanh 3 dây pha động cơ: bạn chuyển đồng hồ sang chế độ thông mạch. Lần lượt đo thông mạch 3 dây pha. Nếu 3 dây không thông nhau, đồng hồ không kêu và không đỏ đèn, bạn cần kiểm tra dây động cơ. Thường gặp trường hợp dây động cơ không cố định bị lốp mài đứt hoặc bong mối hàn. Bạn cần nối lại dây hoặc luồn dây động cơ mới. Bi động cơ: nếu xe có hiện tượng nước vào hoặc bạn lắc bánh thấy bánh sau bị dơ, xe chạy kêu to thì bạn hãy thay bi. Đóng bi ra khỏi nắp động cơ, chọn bi cùng loại và đóng vào nắp động cơ. Một số trường hợp ngâm nước lâu không xử lý nam châm bị phồng lên. Bạn hãy đánh kỹ. khi lắp vào quay bánh động cơ nếu bị kẹt 1 2 điểm bay quay 1 vài vòng. Sau đó bạn tháo ra sẽ thấy vết xước. chà lại phần đó cho đến khi động cơ quay trơn tru.

ĐÈN, CÒI, XI NHAN

Với các phần khó trên bạn đã ok thì phần này không thể làm khó bạn. Hãy cùng nhìn qua sơ đồ sau nhé

sơ đồ hệ thống đèn còi xi nhan xe điện
Sơ đồ hệ thống đèn còi xi nhan xe điện

Với sơ đồ trên, bạn thấy điện đèn còi xi nhan sẽ chạy riêng 1 đường từ dây sau khóa. Đèn còi xi nhan tách biệt với IC, động cơ 1 số trường hợp bạn có thể gặp đèn còi xi nhan không qua đổi nguồn. Lúc này bạn có thể quan sát qua còi. Trên thân còi sẽ ghi 12 hoặc 48v. vậy bạn có thể biết xe có đổi nguồn hay không. Điểm thứ 2 để nhận biết là qua bóng đèn. Trên bóng cũng in điện dùng cho bóng là 48v hay 12v

đèn còi xinhan xe điện
đèn còi xinhan xe điện

Bệnh thường gặp và bắt bệnh nhanh chóng Nếu trường hợp xe mất toàn bộ đèn, còi, xi nhan. Bạn kiểm tra luôn đổi nguồn. Đo nguồn vào đổi nguồn và nguồn ra. Chắc chắn mát được nối

bệnh thường gặp trong đèn còi xinhan
bệnh thường gặp trong đèn còi xinhan

Trường hợp có 1 bộ phận hỏng, bạn đo điện tại giắc cắm phụ tùng với nguồn. Ấn, bật công tắc. Nếu không có điện. bạn kiểm tra tiếp xúc công tắc và điện từ đổi nguồn lên công tắc. Nếu không có đồng hồ bạn có thể cắm 1 phụ tùng khác vào và bật công tắc, bạn sẽ xác định được lỗi.

BỘ CHỐNG TRỘM XE ĐIỆN

Bộ này có các chức năng:

  • Khóa xe, báo động khi có người chạm vào xe sẽ kêu.
  • Dùng chìa khóa từ bật xe.
  • Xác định vị trí xe.
  • Tắt các chế độ.
Bộ chống trộm xe điện
Bộ chống trộm xe điện

Bạn chú ý đấu nối với IC theo giắc. Trường hợp đấu nối trực tiếp, vì là điện trước khóa bạn nối từng dây, cuốn băng dính xong mới làm dây tiếp tránh chập cháy

cách cắm bộ chống trộm vào IC
cách cắm bộ chống trộm vào IC

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở XE ĐIỆN VÀ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN:

  • SẠC KHÔNG VÀO ĐIỆN
  • XE CHẠY YẾU, NHANH HẾT ĐIỆN
  • XE CHẠY CHẬP CHỜN. PHANH XONG KHÓ ĐI TIẾP
  • XE CHẠY VÀO CHỖ XÓC HAY DỪNG LẠI HOẶC KHÔNG ĐI TIẾP
  • XE BẬT KHÓA LÊN ĐIỆN NHƯNG KHÔNG CHẠY
  • XE BẬT KHÓA KHÔNG LÊN ĐIỆN
  • XE KHÔNG LÊN ĐÈN CÒI XI NHAN
  • XE ĐIỆN RỬA XONG KHÔNG CHẠY ĐƯỢC
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ: ĐỒNG HỒ ĐIỆN VẠN NĂNG, KẸP DÒNG, TÔ VÍT, T8, T10, KÉO, BĂNG DÍNH ĐIỆN, MỎ HÀN THIẾC

SẠC KHÔNG VÀO ĐIỆN:

Hiện tượng xe cắm sạc không vào điện thường do 3 nguyên nhân: hỏng sạc. đứt dây từ cổng sạc xuống bình, bình ắc quy chết. Trước hết. bạn dùng sạc cũ của xe cắm vào 1 xe cùng loại ( nếu có, trường hợp sạc xung không đo được điện ) hoặc bạn dùng đồng hồ đo chân sạc xem có ra điện. Nếu không ok bạn dùng 1 sạc mới cắm vào xe. Nếu sạc mới cắm vào không ok bạn dùng đồng hồ đo điện đo cổng sạc. Nếu cổng sạc không ra điện, bạn tiến hành tháo sàn nhấc ắc quy ra kiểm tra. Tiến hành đo bình

Cách đo bình ắc quy xe điện
Cách đo bình ắc quy xe điện

Bạn kẹp 2 dây vào 2 cực. gạt công tắc sang trái. Nếu kim từ < 9,5. Bạn cần thay bình để đảm bảo. Dùng sạc cắm trực tiếp vào bình để kiểm tra. Nếu sạc vào điện à dây từ cổng sạc về bình cần xử lý.

Nhiều trường hợp dây bị đứt gần hết hoặc tiếp xúc kém bạn đo vẫn ra điện nhưng không sạc được. bạn cần kiểm tra lại hoặc chạy hẳn 1 đường mới.

XE ĐIỆN CHẠY YẾU, NHANH HẾT ĐIỆN

Trường hợp này thường do ắc quy là phần lớn. nếu sạc đầy điện đi được ít cây, nhanh hết điện bạn nên kiểm tra luôn ắc quy. Trường hợp này bạn nên kiểm tra cả sạc vì nhiều trường hợp bình chết do sạc mà ra. XE CHẠY CHẬP CHỜN. PHANH XONG KHÓ ĐI TIẾP Trường hợp xe chạy chập chờn, phanh xong khó đi tiếp hoặc phải đẩy tay, trường hợp này thường do công tắc phanh. Công tắc phanh này thường do 2 nguyên nhân: Hệ thống phanh hoạt động không hiệu quả. Sau khi nhả tay, phanh không di chuyển hết hành trình và không đóng công tắc phanh.

chập chờn phanh điện
chập chờn phanh điện

Bạn tiến hành tháo IC tìm dây công tắc phanh

dây công tắc ngắt phanh
dây công tắc ngắt phanh

Tại sao lại tháo tận IC ? Vì  nhiều khách muốn để đèn hậu. Nếu bạn cắt tại tay phanh thì sẽ mất luôn đèn hậu nhé.

XE CHẠY VÀO CHỖ XÓC HAY DỪNG LẠI HOẶC KHÔNG ĐI TIẾP

Bệnh này nguyên nhân là do tiếp xúc, do dây chập chờn. Bệnh dễ xử lý khi tìm ra nguyên nhân. Nhưng tìm ra được nguyên nhân khá vất vả. Nếu trường hợp xe không chạy nữa bạn tiến hành tháo nhựa để đo dây chỗ ic. Các dây bạn cần quan tâm: Dây trước khóa (+), Dây (-), Dây sau khóa (+). Nếu dương (+) sau khóa không có điện, bạn đo ngược lại lên khóa thông mạch. Kiểm tra phần dây điện cổ xe, các mối nối. Sau khi chắc chắn 3 dây có điện bạn tiến hành đo dây tay ga.        Vặn ga và đo dây tín hiệu về. Nếu tay ga không ok, kiểm tra lại đường mát lên tay ga và tiến hành đo lại tay ga. Tay ga hỏng à đấu tay ga mới test tiếp Đo tay ga về IC ok bạn đo tiếp 3 dây pha. Kiểm tra dây pha từ IC về động cơ xem có bị đứt

dây bị đứt do cọ xát vào chân chống
dây bị đứt do cọ xát vào chân chống

Bạn tiến hành đấu nối, hàn thiếc và cuốn bang cách điện. Đừng vặn tay rồi cuốn bang dính nhé. Rất dễ bị move và tuột ra.

XE BẬT KHÓA LÊN ĐIỆN NHƯNG KHÔNG CHẠY

Bạn xem xét lần lượt theo các nguyên nhân sau: dây sau khóa (+) về IC, dây 5v lên tay ga, dây tín hiệu về, 3 dây pha Đo dây (-), dây trước khóa (+), dây sau khóa xem có điện sau khi bật khóa, nếu ok đo tiếp dây 5v tay ga. Nếu không có 5v ra à thay IC Nếu có 5v tay ga, đo tiếp dây tín hiệu về. Nếu không có giá trị, kiểm tra ngược lại dây tín hiệu từ IC lên tay ga. Nếu dây tín hiệu trả về > = 5v thay tay ga. Nếu < 5v đo tiếp 3 dây pha

đo dây 3 pha tại IC
đo dây 3 pha tại IC

Thường khi dây tín hiệu trả về <5v xe không chạy là lỗi IC. Chắc chắn hơn bạn đo thông mạch 3 dây pha. Nếu 1 trong 3 dây không thông bạn cần xử lý lại dây động cơ ( đọc lại phần động cơ)

XE BẬT KHÓA KHÔNG LÊN ĐIỆN

Nguyên nhân: đa phần là đứt dây, mất mát, đứt dây bình, cầu chì ắc quy hoặc nhẩy atomat. Trước hết bạn tìm atomat tổng kiểm tra gạt về nút on. Đo chân sạc xem có ra điện không. Kiểm tra lại ắc quy. Đo thông mạch dây nối bình. Rất nhiều trường hợp do dây bình

XE KHÔNG LÊN ĐÈN CÒI XI NHAN

Nếu xe của bạn đang không lên đèn còi, xi nhan. Nhưng trong khi đó bật điện vẫn lên điện. Thì có 1 bộ phận bị hỏng. Đó là cục đổi nguồn của xe điện

cục đổi nguồn xe điện
cục đổi nguồn xe điện

Cục đổi nguồn này chuyển dòng điện từ 48V hoặc 60V về 12V cung cấp điện cho hệ thống đèn, còi, xi nhan. Bởi rất nhiều xe, nhất là xe chính hang hệ thống đèn, còi, xi nhan thường dùng điện 12V. Cục này bị hỏng dẫn tới việc không cấp điện được cho đèn, gòi, xi nhan. Cục đổi nguồn xe điện có 3 dây: + Dây đỏ nguồn điên vào 48V hoặc 60V. Thường là lấy từ dây sau khóa. + Dây đen: là dây âm vào có thể lấy bất kể từ dây âm nào cũng được. + Dây cam, hoặc vàng: Là dây dương 12V ra cấp cho đèn, còi, xi nhan. Với dây dương 12V này bạn có thể kết hợp với một dây âm bất kỳ để chế hoặc độ món nào đó dùng trên xe điện mà dùng điện 12V.

XE ĐIỆN RỬA XONG KHÔNG CHẠY ĐƯỢC

Nếu xe đạp điện của bạn rửa xong bật khóa điện có lên điện nhưng không chạy, thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ gặp những vấn đề sau: + Bị dính nước vào ngắt phanh ( phanh điện ). Bạn dùng máy hơi xì khô đi là được. + Bị ngắt atomat. Nếu xe của bạn có atomat thì hãy kiểm tra ngay. Vì ngắt át thì bạn bật khóa sẽ không lên điện. + Nước vào các rắc điện chỗ IC ( điều tốc ): Với trường hợp này cũng rất đơn giản bỏ từng rắc điện ra xì khô rồi cắm lại là được. Một trường hợp hiếm thấy, là rửa xong bị chết IC. Nếu vậy thì phải thay IC rồi. TỔNG KẾT:  Mình mong các bạn:

  • Kiểm tra kỹ đồng hồ.
  • Đọc kỹ tài liệu
  • Thực hiện từng bước, chưa vững không nên nhảy cóc.
  • Tham gia các hội nhóm thợ trên mạng xã hội để học hỏi thêm. Rất nhiều cao thủ trên các nhóm.

Mình muốn chia sẻ chút kiến thức của mình cùng các bạn, hy vọng giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công !! Kết nối với mình trên Facebook: https://www.facebook.com/trinhtuyen84 Chuỗi video thực hành sửa chữa xe đạp điện các bác có thể xem:  Ở đây _________________________________________ Trung Tâm Sửa xe đạp điện tại nhà Hà Nội – Trịnh Tuyển Địa chỉ Văn Phòng: 64 Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà nội Hotline: 0915257363 – 0904676145 Website: https://suaxedienhn.com Dịch vụ:

Các bài viết liên quan:

Nếu các bác có câu hỏi nào cứ comment xuống dưới e sẽ trả lời hết.

Lưu ý: Các bài viết liên tục được cập nhật và tổng hợp ở bài viết này 

9 thoughts on “Tài liệu hướng dẫn học nghề sửa chữa xe đạp điện

  1. Lai Minh Tri says:

    Em Tuyển ơi , ngương mộ em đấy . Sự tử tế và chân thành của em là đỉnh cao của marketing trong môi trường kinh doanh thiếu vắng những nền tảng đạo đức ở Việt Nam .

  2. Nguyễn công phụng says:

    Tôi mua xe đạp điện cũ. IC bị cắt hết các phích cấm. Giờ muốn chạy dây điện lại mà ko biết phân biệt dây tay ga và các dây mắt. Vì 5 sợi dây mắt và 3 dây đấu tay ga bằng nhau và trùng màu. Ko phân biệt được

    • Trịnh Tuyển says:

      Bạn lưu lý rằng các dây luôn gần nhau. Dây tay ga 3 dây đỏ đen xanh ở gần nhau và to hơn dây mắt. Còn dây mắt động cơ thì 5 dây nhỏ nhất. Là dây rất bé nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *